Aflatoxin là gì? ở những thực phẩm nào dễ sản sinh aflatoxin? Làm cách nào để phòng ngừa ngộ độc aflatoxin?
Aflatoxin lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1960 và là một chất gây nhiễm thực phẩm thường gặp trong điều kiện tự nhiên được sản sinh bởi nấm aspergillus (flavus, parasiticus và nomius) thông thường có Aflatoxins B1, B2, G1, G2, M1, M2, B2a, G2a, BM2a và GM2a…
Aflatoxin gây ung thư ở phạm vi rộng là chất đã được thí nghiệm trên các loại động vật như các loại cá, các loại chim, gia súc và các vật nuôi trong nhà. Aflatoxin ngoài việc dẫn đến ung thư gan, nó còn gây ung thư dạ dày, ung thư thận, ung thư trực tràng, ung thư vú, buồng trứng và ruột non, cũng có thể gây quái thai.
Các triệu chứng ngộ độc aflatoxin thường là sốt, nôn mửa, chán ăn, vàng da, bụng trướng nước, phù chi dưới và các triệu chứng khác, trong trường hợp nặng có thể gây suy gan và tử vong.
Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của nấm aspergillus là 26°C – 28°C, nhiệt độ càng cao, tốc độ tăng trưởng càng nhanh. Một khi ở trong môi trường có nhiệt độ từ 28°C – 33°C và độ ẩm 80% – 90%, nấm aspergillus bài tiết độc tố rất nhanh.
Các loại hạt như: đậu phộng, quả óc chó, hạt dưa, hạt hướng dương, hạt dẻ, nhân hạt thông,… Nếu các hạt có màu hơi vàng hoặc thậm chí đen, có vị đắng, vỏ nhăn đổi màu, và có dấu hiệu của nấm mốc, rất có thể đã bị nhiễm aflatoxin cần phải loại bỏ. Đặc biệt là lạc – thuộc loại hạt có dầu – rất phù hợp cho sự phát triển của nấm mốc aspergillus flavus và aspergillus parasiticus và sản sinh ra độc tố aflatoxin.
Aflatoxin được chứng minh được phát triển nhanh hơn trong môi trường ẩm ướt, vì vậy với các loại hạt mọc mầm thì nguy cơ nhiễm độc tăng lên gấp nhiều lần.
Thực phẩm lên men tự chế biến: khi quá trình lên men hoàn tất, trên bề mặt của thực phẩm lên men có thể xuất hiện nấm mốc thường có váng màu trắng, đen hoặc nhầy nhớt – dấu hiệu cơ bản của việc nhiễm độc aflatoxin.
Bạn nên mua thực phẩm tươi, bảo quản ở nơi thoáng mát, nhiệt độ thấp, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời. Ngoài ra, phải bảo đảm thực phẩm khô, bởi vì ở môi trường ẩm ướt rất dễ sản sinh nấm aspergillus flavus.
Đối với thực phẩm khô như lạc, đậu hay gạo bị mốc, nhiều người thường chủ quan chà sạch mốc, vo rửa kỹ hoặc đem phơi, sấy khô để dùng lại tuy nhiên các chuyên gia lại cảnh báo đây là thói quen vô cùng nguy hiểm.
Các biện pháp vo rửa, chà sát hay phơi sấy chỉ giúp làm sạch nấm mốc, nhưng một khi độc tố aflatoxin từ nấm mốc đã ngấm vào thực phẩm thì những cách làm này không giúp loại bỏ nguy cơ nhiễm độc. Do vậy, cách tốt nhất là hãy loại bỏ những thực phẩm có dấu hiệu mốc và không sử dụng những thực phẩm đã biến đổi màu.
(Dịch theo Sina)