TÌM HIỂU VỀ BỆNH ÁP TƠ ( APHTHOUS ULCER – AU)

Loét miệng là căn bệnh thường gặp và phổ biến hiện nay, thường gặp trong khoang miệng, và tình trạng nhiệt miệng có xu hướng ngày càng nặng hơn. Thông thường, người ta chỉ phát hiện bệnh loét miệng khi thấy đau rát khi ăn đồ mặn hoặc đồ cay, bởi lúc này bệnh đã chuyển sang giai đoạn ổ loét. Cùng tìm hiểu ngay về bệnh lý này và cách phòng chống lây lan một cách hiệu quả và nhanh chóng.

ĐỊNH NGHĨA:

Áp tơ là một bệnh có loét niêm mạc căn nguyên tự phát gây đau, thường ở họng miệng và ít hơn là ở thực quản , đường tiêu hoá trên và dưới và biểu mô hậu môn sinh dục, có đặc tính lâm sàng là vết loét có quầng đỏ bao quanh ,giới hạn rõ màu xám .

Có đến 20-30% dân số từng mắc áp tơ miệng ít nhất 1 lần trong đời. Bệnh cảnh thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên, nữ hay gặp hơn nam.

PHÂN LOẠI:

Chia thành 3 loại:

  • Áp tơ nhỏ (minor AU)  chiếm tới 85% các ca bệnh, thường xuất hiện ở sàn miệng, phía bên và bụng lưỡi, niêm mạc miệng và họng. Kích thước các vết loét <1cm, lành trong 10 ngày mà không để lại sẹo.

anh tin bai

  • anh tin bai
    Áp tơ lớn (Major AU) : bệnh Suttons, viêm quanh hạch (periadenitis) ,niêm mạc hoại tử tái phát . Chiếm 10% các trường hợp. Xuất hiện sau tuổi dậy thì, triệu chứng nặng hơn và loét sâu hơn, kích thước >1cm, bệnh kéo dài hơn có thể từ vài tuần tới vài tháng so với các áp tơ nhỏ. Vị trí xuất hiện ở môi, khẩu cái mềm và cổ họng. Có thể gây sốt, khó nuốt, mệt mỏi và để lại sẹo.

anh tin bai

anh tin bai

  • Áp tơ dạng Herpes ( hình ảnh giống nhau nhưng không liên quan tới Herpes) chiếm 5% tổng số ca bệnh. Bệnh cảnh khởi phát từ nhiều cụm nhỏ, có thể lên tới vài chục-100 vết loét nhỏ, kích thước các vết loét 1-3mm, tạo thành đám loét gây đau trên nền dát đỏ. Chúng hợp nhất thành vết loét lớn hơn kéo dài 2 tuần.

anh tin bai

CĂN NGUYÊN

Nguyên nhân chính xác gây nên áp tơ còn chưa xác định rõ. Khoảng 40% những người bị loét áp tơ có tiền căn gia đình cũng từng mắc phải. Gỉa thiết hiện tại được cho là hệ thống miễn dịch bị xáo trộn bởi những yếu tố bên ngoài, và các phản ứng bất thường chống lại protein trong mô niêm mạc.

Các nguyên nhân có thể thúc đẩy tình trạng loét áp tơ khởi phát :

– Căng thẳng và mất ngủ

– Một số loại thực phẩm, bao gồm socola

– Một số loại kem đánh răng, có thể liên quan tới natri laureth sulphate ( chất tạo bọt của kem đánh răng)

– Hóa xạ trị

– Mất răng

– Chấn thương niêm mạc

– Vệ sinh răng miệng kém

– Hút thuốc lá

– Khối u trong khoang miệng

– Nhiễm trùng do virus, vi khuẩn, nấm

– Dùng thuốc

– Thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu vitamin B, acid folic, mất nước và điện giải

– Rối loạn miễn dịch di truyền, bệnh hệ thống.

CHUẨN ĐOÁN

– Lâm sàng: dát đỏ nhỏ đau hoặc sẩn đi trước vết loét, miệng có các vết loét, nhiều vết  loét hình tròn,kích thước thường vài mm,lõm giữa phủ giả mạc trắng xám, giới hạn rõ, riêng rẽ từng cái, bờ hơi nề,có quầng đỏ bao quanh,  không thâm nhiễm thành nhiều cái nhỏ;  có khi thành nhóm như dạng herpes ,áp tơ to lành để lại sẹo lõm trắng.

Vị trí miệng, môi, lưỡi, lợi, vòm khẩu cái , miệng họng, hậu môn sinh dục , đường tiêu hoá.

Triệu chứng toàn thân có khi hạch cổ sưng – hội chứng Behcet có giảm bạch cầu.

– Cận lâm sàng: thường không cần thiết, trừ khi các áp tơ miệng liên tục tái phát hoặc các áp tơ nghiêm trọng phức tạp.

DIỄN TIẾN BỆNH

– Hay tái phát

– Áp tơ nhỏ khỏi ngẫu nhiên sau 1 – 2 tuần

– Áp tơ lớn khỏi sau 6 tuần hay hơn

– Áp tơ dạng Herpes khỏi sau 1 – 2 tuần

– Khi có áp tơ hầu miệng họng dai dẳng có hoặc không có kèm theo áp tơ hậu môn sinh dục cần ngĩ đến bệnh Behcet.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH

– Súc miệng bằng nước muối, baking soda (hòa tan 1 muỗng cà phê soda 1/2 chén nước ấm), nhổ hỗn hợp này ra sau khi súc miệng.

– Hãy thử qua sản phẩm có chứa một chất gây tê, chẳng hạn như Anbesol và Orajel.

– Tránh mài mòn, các loại thực phẩm có tính axit, cay, có thể gây kích ứng và đau hơn nữa.

– Áp nước đá vào viêm loét đau hoặc cho phép những mẫu nước đá từ từ tan cạnh vết loét.

– Đánh răng nhẹ nhàng bằng cách sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng không có tác nhân tạo bọt.

– Thoa một lượng nhỏ sữa magie một vài lần một ngày điều này có thể giảm đau và có thể giúp chữa lành đau nhanh hơn.

– Cố gắng tránh các loại thực phẩm có nguy cơ gây kích ứng miệng như: các loại hạt, khoai tây chiên, bánh quy, các loại gia vị, thức ăn mặn và các loại trái cây có tính axit, chẳng hạn như dứa, bưởi và cam. Hãy chắc chắn tránh bất kỳ loại thực phẩm nhạy cảm hoặc dị ứng.

– Chọn thực phẩm lành mạnh, để giúp ngăn ngừa thiếu hụt dinh dưỡng nên ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc. Thường xuyên ăn sữa chua có chứa các vi khuẩn có lợi hoặc cũng có thể giúp tránh viêm loét đau miệng.

– Không nhai và nói chuyện cùng một lúc vì có thể gây ra chấn thương nhỏ lớp tế bào của miệng.

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                     Nguyễn Thị Thu Trang

                               Khoa Liên chuyên khoa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *